Mứt Tết
- Tiếng nói văn hóa ẩm thực Việt. Mứt Tết là một món ăn truyền thống
của người dân Việt, mỗi một loại mứt mang một màu sắc ý nghĩa khác nhau,
nó không chỉ là một món ăn ngày Tết truyền thống, mà nó còn thể hiện nền văn hóa bao đời của Việt nam.
Từ rất
lâu, mứt đã trở thành một món quà không thể thiếu mà đất trời đã ban
tặng cho con người. Từ "mứt Tết" gọi lên đã quá quen thuộc với mọi
người mỗi dịp Tết đến xuân về. Có thể nói, mứt Tết của người Việt vô
cùng đa dạng và phong phú, thể hiện sắc màu ẩm thực vô cùng độc đáo.
Một hộp mứt thường có đầy đủ các loại với nhiều màu sắc và hương vị
khác nhau. Mứt Tết không chỉ ăn vui miệng mà mỗi loại đều có những công
dụng chữa bệnh không thể nào phủ nhận.
Tùy
theo hình dáng cũng như kích thước mà mỗi hộp mứt Tết có những cách sắp
xếp khác nhau. Hộp thì có năm loại mứt, hộp thì có mười loại
mứt..v..v..Việt Nam vốn là một nước nhiệt đới, quanh năm cây trái xum
xuê, có bao nhiêu củ quả là có thể chế biến thành bấy nhiêu loại mứt
khác nhau. Một hộp mứt thông thường có năm món không thể thiếu đó là
mứt bí, mứt gừng, mứt khoai lang, mứt cà rốt, mứt củ năng.
Mứt bí
là loại mứt duy nhất được dùng nhiều khi làm các loại bánh như bánh
trung thu, bánh pía. Mứt bí rất thơm ngon, thanh mát và dễ ăn với mọi
lứa tuổi. Đây một loại mứt khá phổ biến trên khay mứt ngày Tết. Mứt bí
thường được cắt thành những sợi nhỏ và dài vừa ăn. Mùi vị của mứt bí
không thơm nồng như những loại khác mà nó có một mùi thơm nhè nhẹ,
thanh mát mùi bí đao. Vị ngọt thanh của mứt bí khiến cho những người
hay ăn đồ ngọt cũng như những người đang muốn giảm cân cảm thấy rất
thích. Nhất là đối với chị em phụ nữ, bí như một thực phẩm rau xanh
không những tốt cho sức khỏe mà còn mang lại một vóc dáng thanh thoát.
Ngày
Tết, mứt gừng được đơm vào đĩa để thờ cúng ông bà tổ tiên. Mỗi nhà sẽ
có cách thưởng ngoạn mứt gừng cùng với những loại trà khác nhau, có thể
là trà lài, trà sen... nhưng ngon nhất vẫn là trà bắc. Mứt gừng có vị
cay và thơm nên nếu uống thêm tách trà thơm thoang thoảng, đăng đắng
vào thì sẽ có cảm giác tê tê nơi đầu lưỡi, ấm cả bụng.
Người
xưa thường hay nói, mứt gừng rất lợi thuốc. Vào những ngày Tết, tiết
trời hơi se lạnh, mứt gừng sẽ làm ấm người, giảm ho...Bên cạnh đó, đối
với cánh mày râu nếu quá chén thì cũng có thể dùng mứt gừng để giải
độc, chống nôn mửa. Vì thế mứt gừng không chỉ là món ẩm thực vui miệng
mà còn có giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Mứt
khoai lang có vị dẻo dẻo, ngọt vừa nên ít ngán. Món mứt khoai lang mang
hương vị quê mùa đậm đà dân dã. Mứt khoai lang không những giàu chất
dinh dưỡng mà còn có những công dụng phòng chữa bệnh tốt và là một
trong những thực phẩm tạo miễn dịch tốt cho cơ thể. Ngoài ra, lượng
nước cao trong khoai lang giúp bạn giảm cân. Giống như chất xơ, nước
chiếm phần lớn trong dạ dày, vì vậy, ăn các loại thực phẩm chứa nhiều
nước giúp bạn cảm thấy no và ngăn ngừa ăn quá nhiều cũng như ăn vặt
giữa các bữa ăn.
Mứt cà
rốt có màu vàng cam rất bắt mắt, trên bề mặt bám những hạt đường trắng
liti, ăn dẻo dẻo, dai dai lại thơm thơm mà không quá ngọt. Bên cạnh
mứtdừa, mứt gừng, mứt bí, mứt cà rốt cũng được nhiều gia đình ưa thích.
Người ta thường cho rằng, màu vàng cam cùng với những hình tròn của
mứt cá rốt nhìn như những đồng xu nhỏ nhỏ xinh xinh sẽ mang đến may mắn
cho gia đình bạn trong những ngày đầu năm mới.
Mứt củ
năng có hình dạng tròn vẹt, cơm nạt có vị giòn giọt, ngay cả khi được
nấu lâu ở nhiệt độ cao củ năng vẫn giữ được độ giòn. Củ năng cũng như
bí có tính thanh nhiệt, ăn vừa mát lại vừa giòn và có mùi thơm thoang
thoảng.
Cũng như bánh chưng
được làm và bán quanh năm, mứt cũng có quanh năm. Nhưng có lẽ chỉ khi
xuân về, miếng mứt mới trở nên ngọt ngào và ý nghĩa, bởi khi đó nó mới
được gọi bằng cái tên "mứt tết". Bánh mứt ngày nay càng phong phú,
không còn phải lo không có cái ăn như thời xưa. Tuy nhiên mứt Tết vẫn
giữ được nét đẹp truyền thống và mang hơi thở mùa xuân đến mọi nhà. Có
thể nói khay mứt thập cẩm ngày Tết sẽ khiến cho những câu chuyện đầu
năm của bạn thêm ấm áp và vui vẻ.
Nguồn:triducfood.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét