Trang

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

Xe đạp điện có thật thân thiện với người tham gia giao thông

Theo thống kê hiện nay, có nhiều vụ TNGT thương tâm xảy ra trong quá trình học sinh sử dụng xe đạp điện do không tuân thủ các quy định về an toàn giao thông. 

Theo PGS.TS Ngô Văn Toàn, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện (BV) Việt Đức, các trường hợp bị tai nạn khi điều khiển xe đạp điện phần lớn là học sinh từ 15 - 18 tuổi. Mới đây, Khoa đã tiếp nhận nạn nhân nữ 15 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch: gãy xương đùi, sốc mất máu, lóc toàn bộ da đùi cẳng chân phải, gãy cẳng chân trái, gãy xương chậu. Nguyên nhân do nạn nhân điều khiển xe đạp điện nhưng không kiểm soát được tốc độ, ngã vào ô tô đang lưu thông trên đường.

Theo các bác sĩ BV Việt Đức, có thời điểm, cứ 3-5 ngày lại tiếp nhận một nạn nhân bị tai nạn khi đi xe dap dien.

Trước thực tế nhiều ca tai nạn xe đạp điện do học sinh điều khiển, nhiều trường học đã rất chú trọng giáo dục tuyên truyền, giúp các học sinh có ý thức chấp hành luật lệ giao thông khi sử dụng xe đạp điện, điển hình là Trường THCS Yên Hòa, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.

Phó hiệu trưởng của trường này, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, cho biết trong chương trình chính khóa, các giáo viên luôn có ý thức tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, trong đó có các vấn đề về tuân thủ luật An toàn giao thông (ATGT). Học sinh của trường thường xuyên được hướng dẫn các kỹ năng xử lý những tình huống thường gặp khi tham gia giao thông.

Chúng tôi đã có dịp mục sở thị một buổi “học” về ATGT rất đặc biệt của trường THCS Yên Hòa tại một buổi lễ chào cờ trang trọng của trường đầu tuần qua. Thầy, cô giáo và học sinh toàn trường đã dành 1 phút tưởng niệm các nạn nhân bị tai nạn giao thông. Thông điệp về ATGT đã được nhà trường chuyển tải ngắn gọn, súc tích tại buổi lễ, nhắc nhở các học sinh luôn phải có ý thức tuân thủ các quy định về ATGT để bảo vệ mình và cộng đồng.

Vũ Đức Tâm, học sinh lớp 8A2 Trường THCS Yên Hòa, chia sẻ: “Nhà trường đã có nhiều biện pháp để chúng em có thói quen tốt khi tham gia giao thông, ví dụ đội mũ bảo hiểm (MBH) khi đi xe đạp điện. Trước đây, việc này còn bị bỏ qua nhưng hiện nay các bạn đã là thực hiện rất đầy đủ”.

Với kinh nghiệm sử dụng xe đạp điện của bản thân, Tâm cho rằng, ngoài đội MBH và nên đi giay nam thì cần giữ tốc độ phù hợp, không nên đi nhanh để tránh tình huống phanh gấp gây nguy hiểm. Đặc biệt, khi rẽ phải quan sát bởi vì xe đạp điện không có đèn chuyển hướng, xe lại không có tiếng động cơ, nếu không cẩn trọng sẽ gây bất ngờ cho những người cùng đi trên đường, dẫn đến xử lý gấp, có thể ngã do không giữ được thăng bằng.

Bạn học cùng lớp Tâm là Phạm Thanh Thủy cũng bộc bạch: “Em đi xe đạp điện từ đầu năm 2013. Lúc đầu cũng không đội MBH bởi vì quãng đường từ nhà đến trường gần. Nhưng nhà trường nhắc nhở rất sát sao, lên danh sách . Lúc đầu em đội MBH bởi vì sợ bị phạt nhưng sau đó đã trở thành thói quen, thực sự thấy cần thiết”.

“Chỉ đơn giản như việc đội MBH khi đi xe đạp điện nhưng trước đây, hầu hết các con không thực hiện. Từ năm học 2013 - 2014, nhà trường đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục để các con thực hiện đội MBH khi đi xe đạp điện, khi đi xe máy do người lớn chở”, bà Nguyễn Thị Hồng Minh cho biết.

Để các học sinh có ý thức tuân thủ luật lệ giao thông nghiêm cấm các học sinh ảo tưởng như trong game dua xe, nhà trường đã lập đội xung kích, có giáo viên hỗ trợ trực tại cổng trường, để kịp thời phát hiện trường hợp vi phạm, yêu cầu viết kiểm điểm, có chữ ký và cam kết của cha, mẹ trong việc khắc phục khuyết điểm. Trường THCS Yên Hòa cũng đã cùng với đại diện cha mẹ học sinh và học sinh của 24 lớp trong toàn trường kí cam kết thực hiện đúng luật ATGT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét